TẦM QUAN TRỌNG CỦA GĂNG TAY CHỐNG CẮT TRONG BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Trong công việc lao động hàng ngày, bất kể ngành nghề nào cũng phải cần đến các công cụ hỗ trợ. Đặc biệt là những người phải lao động trong môi trường nguy hiểm, thường xuyên phải tiếp xúc với các công cụ sắc nhọn, bén như dao, kim loại, tấm sắt, thuỷ tinh… Vì vậy, những món đồ bảo hộ lao động như găng tay chống cắt được xem là vật bất ly thân. Giúp hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa bàn tay với những vật sắc bén nhờ đó có thể bảo vệ đôi tay chúng ta khỏi những nguy hiểm bên ngoài.
Liên hệ: 093.7071.024 | Email: longchau.bhld@gmail.com
Găng tay chống cắt là gì?
Là loại găng tay được sản xuất với cấu tạo đặc biệt để bảo vệ tay người lao động khỏi các vết cắt, vết xước trong quá trình làm việc khi phải tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo, thuỷ tinh, gốm sứ, hoặc khi cầm nắm các tấm sắt, thép có góc cạnh bén nhọn
Chống cắt tức là hạn chế các tác động làm rách, mài mòn, ma sát,… từ các ngoại lực bên ngoài dưới mức độ giới hạn chịu đựng của găng tay. Không bao gồm việc lấy vật sắc nhọn để cắt nó, bởi vì không có vật thể gì mà hoàn toàn không bị phá huỷ. Nên người lao động không được chủ quan trong quá trình làm việc.
Nên chọn loại găng tay phù hợp với từng công việc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại găng tay chống cắt, được sản xuất bởi những thương hiệu phổ biến và uy tín như Ansell, 3M, Deltaplus… Sản phẩm phong phú và đa dạng từ kiểu dáng đến chất liệu, tuỳ thuộc vào từng công việc khác nhau mà găng tay sẽ được thiết kế cũng như sử dụng chất liệu riêng biệt. Những vật liệu phổ biến thường được dùng làm găng tay chống cắt gồm có Polyester, sợi carbon, sợi thuỷ tinh, sợi nylon, HPPE, kevlar…
Khả năng chống cắt của đôi găng tay bảo hộ còn tuỳ thuộc vào lực cắt, độ sắc và kiểu cắt của dụng cụ, máy móc. Vì vậy đối với những môi trường làm việc khác nhau, cần đánh giá mức độ nguy hiểm cụ thể để có thể lựa chọn đôi găng tay có độ chống cắt phù hợp với môi trường đó. Để đảm bảo được độ an toàn nhất định cho người lao động, tránh xảy ra các tai nạn lao động đáng tiếc, để lại những hậu quả khôn lường.
Găng tay chống cắt kim loạii dạng lưới
Các loại găng tay chống cắt phổ biến
Găng tay chống cắt kim loại dạng lưới: là găng tay được cấu tạo bằng các vòng kim loại đan vào nhau theo hình dạng lưới, với khả năng chống gỉ, chống cắt, chống đâm thủng hiện đại nhất, phần lớn được xem là găng tay chống cắt cấp độ 5 (cấp độ cao nhất)
Găng tay sợi chống cắt: được thiết kế với sự kết hợp từ những loại sợi có khả năng chống cắt cao cùng với các sợi kim loại. Chủ yếu là các sợi inox, kevlar, sợi thép, sợi cotton, poly đồng thời phủ thêm 1 lớp nitrile…
Găng tay sợi chống cắt
Những lưu ý khi sử dụng
- Tuy rằng găng tay có tác dụng che chắn cho đôi tay khỏi các vật sắc nhọn, góc cạnh. Tránh cho tay bị đứt hay bị các vết thương khác. Thế nhưng chỉ nằm trong mức giới hạn chịu đựng của từng loại găng. Không nên dùng găng cho các công việc tiếp xúc với các loại máy cuốn, cưa điện, máy xẻ…
- Chọn loại găng có kích cỡ phù hợp với bàn tay để được thoải mái và thuận tiện hơn trong hoạt động, đảm bảo hiệu suất công việc.
- Kiểm tra găng tay trước khi sử dụng, phòng trường hợp có côn trùng, sâu bọ lẩn trốn trong găng, đồng thời xem găng có bị rách, hỏng hay không. Tránh những rủi ro không đáng có.
- Nên thường xuyên vệ sinh găng tay bằng nước ấm và xà phòng pha loãng để đảm bảo vệ sinh. Phơi găng cần chọn nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp để không làm giảm chất lượng của sản phẩm.
- Thay mới định kỳ mặc dù găng tay chưa có dấu hiệu rách, hỏng. Vì qua thời gian sử dụng, dưới tác dụng của ngoại lực, hoá chất, và chịu mài mòn trong quá trình làm việc. Khiến khả năng bảo vệ của găng tay bị suy giảm không đảm bảo được tính an toàn.
Tìm hiểu thêm về găng tay chịu nhiệt